Biệt thự, Liền kề, Nhà Phố, Shophouse
Biệt thự, Liền kề, Nhà Phố, Shophouse
Bất động sản đã và đang là ngành nghề phát triển mạnh nhất tại Việt Nam. Ngày nay trong các giao dịch liên quan đến Bất động sản, hay các giao dịch về lĩnh vực xây dựng cũng như mua bán, đặt cọc, cho tặng và góp vốn bằng bất động sản, hay các giao dịch cho tặng, cho thuê, luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro về mặt pháp lý. Do đó, các cá nhân hay doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị chủ động đề phòng rủi ro, hoặc tìm đến các luật sư tư vấn bất động sản là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp.
Hơn nữa, không có gì ngạc nhiên khi bất động sản là một trong những lĩnh vực hành nghề mạnh nhất tại GV Lawyers, tập hợp một đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư có kiến thức sâu rộng, nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực bất động sản, GV Lawyers hắc chắn đem lại sự an toàn pháp lý cho khách hàng của mình.
GV Lawyers cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đối với mọi giai đoạn trong quy trình triển khai một dự án bất động sản, từ thủ tục đăng ký đầu tư; thẩm tra pháp lý các đối tác tiềm năng cho dự án (nếu có); xin giấy phép thực hiện dự án; mua đất; vấn đề của chủ nhà/người đi thuê; cung cấp tài chính cho dự án (thế chấp; cho vay…); yều cầu bồi thường bảo hiểm, bán/cho thuê; v.v…
Ngoài ra, chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với Phòng công chứng, Thừa phát lại, Tổ chức thẩm định giá để cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng liên quan đến bất động sản.
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư của GV Lawyers đều là những người có kiến thức sâu rộng, nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi khẳng định tính chuyên sâu trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến bất động sản như: tư vấn giao dịch nhà đất, khiếu kiện, tham gia xử lý tranh chấp thừa kế nhà đất, tranh chấp giao dịch bất động sản tại tòa án hoặc trọng tài, góp vốn đầu tư, phát triển dự án bất động sản, xin cấp phép xây dựng, tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp, tổ chức bất động sản.
Bất động sản trong tiếng Trung là 房产 /fángchǎn/. Là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm đặc biệt ở các thành phố lớn.Một từ vựng tiếng Trung về bất động sản.
Từ vựng tiếng Trung về bất động sản như 房主(fángzhǔ) chủ nhà, 所有(suǒyǒuquán) quyền sở hữu.
Từ vựng tiếng Trung về bất động sản.
房契 /fángqì/: Giấy chủ quyền nhà.
房产税 /fángchǎnshuì/: Thuế bất động sản.
洽谈契约 /qiàtánqìyuē/: Bàn về hợp đồng.
契约甲方 /qìyuē jiǎfāng/: Bên a trong hợp đồng.
契约乙方 /qìyuē yǐfāng/: Bên b trong hợp đồng.
契约生效 /qìyuēshēngxiào/: Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
所有权 /suǒyǒuquán/: Quyền sở hữu.
所有权状 /suǒyǒuquán zhuàng/: Hiện trạng quyền sở hữu.
一式两份的合同 /yíshì liǎng fèn de hétong/: Hợp đồng viết làm hai bản.
一式三份的合同 /yíshì sānfèn de hétong/: Hợp đồng viết làm ba bản.
国有财产 /guóyǒu cáichǎn/: Tài sản nhà nước.
私有财产 /sīyǒu cáichǎn/: Tài sản tư nhân.
经纪人 /jīngjìrén/: Người môi giới.
城区 /chéngqū/: Khu vực trong thành.
城市发展 /chéngshì fāzhǎn/: Phát triển đô thị.
城市规划 /chéngshì guīhuà/: Quy hoạch đô thị.
Bài viết từ vựng tiếng Trung về bất động sản được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Trung SGV
Ngày 30/5 mới đây, Cục Thuế tỉnh Phú Yên cho biết đã gửi công văn số 1541/CTPHY-QLN về việc tạm hoãn xuất cảnh đến bà Võ Thị Thanh, người đại diện theo
Trước đó, ngày 11/3, Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Thuận Thảo. Lý do cưỡng chế được Cục Thuế Phú Yên đưa ra là vì doanh nghiệp này còn nợ thuế hơn 184,6 tỷ đồng quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Song, từ đó đến nay, Thuận Thảo vẫn không trả nợ thuế nên Cục Thuế Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Thanh.
Được biết, Thuận Thảo từng là đơn vị có tiếng trong lĩnh vực vận tải phía Nam và là một doanh nghiệp của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh nổi tiếng một thời. Trong giai đoạn 2006-2011, bà từng liên tiếp nhận giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - cup “Bông hồng vàng”. Bà còn là doanh nhân nữ đầu tiên tại Phú Yên đạt giải thưởng này.
Sau đó, Công ty lấn sân sang lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản và nhanh chóng trở thành cái tên tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Công ty này liên tục xây dựng, mở rộng hàng loạt dự án bất động sản du lịch tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) như Resort&Spa Golden Beach, khu vui chơi giải trí Thuận Thảo, khách sạn 5 sao Cendeluxe, nhà hát Sao Mai…
Lúc bấy giờ, Tuy Hòa còn là hòn ngọc thô chưa có nhiều đại gia bất động sản đến khai phá, do đó khách sạn 5 sao Cendeluxe của Thuận Thảo được coi là tòa nhà biểu tượng của tỉnh. Khách sạn này gồm 218 phòng ngủ hạng sang, kèm nhiều công trình phụ trợ như hồ bơi, phòng họp hiện đại…
Đến năm 2011, Thuận Thảo bắt đầu gia nhập vào thị trường Sài Gòn, thành lập công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn để thực hiện các dự án bất động sản tại huyện Bình Chánh (TP.HCM). Sau khi thành lập, Công ty được UBND TP.HCM phê duyệt làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở xã hội Tây Sài Gòn.
Tuy nhiên, không ngờ rằng cú chuyển hướng sang bất động sản đã khiến doanh nghiệp của nữ doanh nhân này rơi vào tình trạng nợ nần, thua lỗ lớn.
Việc thua lỗ bắt đầu từ việc Thuận Thảo liên tục mở rộng đầu tư, phát triển như vũ bão với hàng loạt các dự án bất động sản du lịch như: Khách sạn 5 sao Cendeluxe, Thuận Thảo Land, Resort & Spa Golden Beach, Nhà hát Sao Mai,... trong bối cảnh du lịch Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn chưa thực sự phát triển và thị trường bất động sản bước vào thời kỳ khủng hoảng kéo dài từ 2011 cho tới khoảng 2016.
Từ sau cuộc khủng hoảng năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp này giảm xuống chỉ còn vài trăm triệu tới tỷ đồng. GTT bắt đầu chuỗi ngày thua lỗ từ năm 2014. Đỉnh điểm là hồi đầu năm 2017, khi một doanh nghiệp có quy mô nghìn tỷ như GTT lại phải liên tục xin Cục thuế xuất từng hóa đơn cho khách lẻ, với doanh thu một vài chục triệu đồng.
Trên trang web của doanh nghiệp đình đám một thời không cập nhập thông tin hoạt động chính, thay vào đó chỉ còn lời chào mời bán tour chương trình du lịch thăm quan Phú Yên với giá vài trăm nghìn đồng/người.
Đáng chú ý, toàn bộ chuỗi bất động sản ở Phú Yên của công ty đều bị kê biên, phát mãi để trả nợ. Điển hình, khách sạn 5 sao Cendeluxe (thành phố Tuy Hòa) phát mãi từ định giá ban đầu gần 500 tỷ đồng, sau 18 lần giảm giá còn hơn 202 tỷ đồng nhưng vẫn không có người mua. Hay khu Resort Thuận Thảo được bán với giá 42 tỷ đồng sau 5 lần tổ chức bán đấu giá và 4 lần giảm giá. Khu mở rộng Trung tâm Hội nghị - triển lãm - dịch vụ du lịch Thuận Thảo cũng vừa bán được gần 31 tỷ đồng sau 15 lần tổ chức bán đấu giá.
Trong năm 2018, doanh nghiệp của "Bông hồng vàng" Phú Yên cũng bị ngân hàng liên tục rao bán tài sản để thu món nợ gần 2.300 tỷ đồng gồm hơn 1.200 tỷ đồng nợ gốc và hơn 1.000 tỷ đồng nợ lãi. Theo đó, BIDV Phú Tài rao bán khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn với tài sản đảm bảo gồm 3 khu đất (với tổng diện tích 22ha tại TP.HCM) và 5,2 triệu cổ phiếu GTT.
Cụ thể: Tài sản 1 là bất động sản tại địa chỉ 100B, đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM, có diện tích đất 275.04 m2 và diện tích sàn 212.82 m2; Tài sản 2 là bất động sản tại Khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM, có diện tích 16.6 ha đất; Tài sản 3 là bất động sản tại Khu phố 4, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM, có diện tích 5.4 ha đất.
Theo BCTC gần nhất được công bố, tính đến tháng 9/2020, lỗ lũy kế của Thuận Thảo đã vượt 1.500 tỷ đồng. DN này cũng ghi nhận khoản nợ phải trả đến cuối quý 3/2020 là hơn 1.746 tỷ đồng (97% là nợ ngắn hạn) trong khi tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng đã âm 1.075 tỷ đồng.
Thuận Thảo là trường hợp doanh nghiệp điển hình dùng vốn hình thành từ nợ vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, và đầu tư dàn trải trong nhiều lĩnh vực, sau đó lún sâu vào bất động sản, đúng giai đoạn thị trường khủng hoảng.