Cập nhật bản đồ quy hoạch phân khu sông Hồng có vị trí cầu tứ liên chính xác.
Cập nhật bản đồ quy hoạch phân khu sông Hồng có vị trí cầu tứ liên chính xác.
Không chỉ là biểu trưng của khu vực Đông Anh, cầu Tứ Liên còn là sự kết nối giao thông và thể hiện nét văn hóa, tâm linh của người dân tại khu vực này. Đây cũng là cây cầu huyết mạch, góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn huyện và các khu vực lân cận.
Theo bản vẽ quy hoạch, phần thân cầu có chiều dài khoảng 3km, phấn nối từ các đường trục lên cầu có chiều dài khoảng 4km. Cầu bắc qua sông Hồng đồng thời thiết lập lộ trình di chuyển mới từ Đông Anh qua hầm đượng bộ Hồ Tây. Từ đó giảm thời gian di chuyển của người dân khu vực Đông Hội vào trung tâm nội thành Thủ Đô xuống còn khoảng 10 phút.
Được thiết kết với kiến trúc dây văng, Cầu Tứ Liên vừa đảm bảo khả năng chịu lực tốt vừa mang lại tính thẩm mỹ cao. Một đầu của cầu thuộc địa phận xã Đông Hội, xã Xuân Canh , Đông Anh, một đầu còn lại thuộc nút giao thông cạnh khách sạn Thắng Lợi, Nghi Tàm, Tây Hồ.
Năm 2016, Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt mốc giới và chỉ giới đường đỏ của quy hoạch đoạn đường nối từ quốc lộ 3 mới đến cầu Tứ Liên theo tỷ lệ 1/500 nằm trên địa bàn của huyện Đông Anh.
Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm mang tính chiến lược và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với huyện Đông Anh.
Theo đó, đoạn giao với đê Tả Hồng là điểm đầu, điểm cuối là nút giao với trục đường QL3 mới (Cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội).
Dự án được Thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam- Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (Công ty con của Vingroup) nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng dự án cầu Cần Giờ.
Việc Vingroup tham gia dự án này là điểu dễ hiểu. Bởi vì chính công ty con của Vingroup được giao nghiên cứu và triển khai siêu dự án Khu đô thị biển Cần Giờ 1.875 ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Viện Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội được phân công làm nhiệm vụ lựa chọn đơn vị uy tín và quy định lập hồ sơ mốc giới đoạn từ cầu Tứ Liên đến trục đường QL3 và hồ sơ chỉ giới đường đỏ.
Đến tháng 8 năm 2017, Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã bàn hành quyết định 5795/QĐ-UBND với mục tiêu lựa chọn phương án thiết kế, kiến trúc cho tổng thể công trình xây dựng cầu Tứ Liên từ các đơn vị tham gia.
Quyết định này nhằm mục đích tìm kiếm phương án tốt nhất, khả thi nhất về quy hoạch, và đưa ý tưởng kiến trúc cho cầu Tứ Liên trong tương lai. Ngoài ra, chất lượng công trình và tiến độ thi công cũng là những yếu tố quan trọng cần đảm bảo.
Đến tháng 10 năm 2017, hội đồng tuyển chọn những ý tưởng hay, các phương án thiết kế kiến trúc tối ưu cho việc thi công dự án mới được thành lập thông qua quyết định 7256/QĐ-UBND.
Theo đó, hội đồng tuyển chọn gồm có 23 thành viên. Là những lãnh đạo của Thành phố Hà Nội và các cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế kiến trúc.
Phối cảnh cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, kết nối đôi bờ sông Hồng.
Tháng 3 năm 2018, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành thông qua quyết định 992/QĐ-UBND, qua đó phê duyệt quy chế tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.
Các đơn vị kiến trúc tham gia sẽ đưa ra các phương án bảo vệ và được hội đồng tuyển chọn đánh giá thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Hình thức như sau:
Bước 1: Chọn 3 – 4 ý tưởng tốt nhất để đánh giá nâng cao, tư vấn hoàn thiện.
Bước 2: Lựa chọn phương án cuối cùng từ đó đi sâu nghiên cứu để phát triển.
WATG – một trong những đơn vị thiết kế hàng đầu thế giới cũng đánh giá rằng, cầu Tứ Liên có phương án thiết kế theo hình thức cầu dây văng. Phương án này phù hợp và khả thi nhất bởi nó vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao. Với chiều dài thân cầu gần 3km, cầu Tứ Liên sẽ là tuyến đường giao thông huyết mạch và là biểu tượng của Tây Hồ cũng như toàn huyện Đông Anh.
Công ty TNHH Quốc tế T. Y. Lin (Mỹ) – đại diện đơn vị tư vấn, thiết kế cho biết, cầu Tứ Liên được xây dựng dựa trên ý tưởng cách điệu hình tượng rồng thiêng bay lên trời. Trước khi cầy xây dựng có nhiều phác thảo được đề xuất, tuy nhiên, phía công ty lựa chọn phiowng án ghi nhớ lịch sử mảnh đất Thăng Long.
Điểm nhấn nổi bật trong kiến trúc cầu Tứ Liên là hai bên hệ cột trụ được tạo dựng mô phải hình ảnh 4 con rồng từ mặt nước bay lên trời cao. Xét trên mặt đứng, hai cặp rồng uốn lượn vào nhau, giao nhau và khi kết hợp với hệ thống dây băng sẽ giống như những tia nước bám trên thân rồng.
Trong tương lai, khi được đưa vào vận hành, cầu Tứ Liên sẽ “vượt mặt” các công trình khác để “soán ngôi” trở thành cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng với toàn bộ chiều dài lên đến 4,84km. Đặc biệt, cầu Tứ Liên cũng trở thành cây cầu với công nghệ tiên tiến bậc nhất tại nước ta với công nghệ văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ.
Các chuyên gia cũng đánh giá, cầu Tứ Liên về lâu dài sẽ là cây cầu quan trọng bất nhất góp phần mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội. Rút ngắn khoảng cách từ Đông Anh đến nội thành thủ đô.
Cầu Tứ Liên giảm lưu lượng giao thông cho các cây cầu hiện tại và mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội.
“Hiện nay, áp lực đô thị hóa tại trung tâm Hà Nội vô cùng lớn. Do đó, thành phố cần nhiều hơn nữa các cây cầu để khép kín các vành đai giao thông lớn, giảm áp lực cho các cây cầu hiện tại và mở hướng phát triển về các vùng đất đầy tiềm năng như Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm” - Các chuyên gia giao thông nhận định.
Dự án cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2- Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè, và điểm cuối kết nối đường Rừng Sác, tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1.8 Km về phía nam thuộc xã Bình Khánh, Cần Giờ.
Trong tháng 6/2018 UBND TP HCM đã có yêu cầu cơ quan chức năng chọn phương án thiết kế kiến trúc cần Cần Giờ để chuẩn bị xây dựng. Thành phố muốn tìm một ý tưởng thiết kế vừa tối ưu chi phí, vừa đặc sắc, tạo được dấu ấn khi du khách đến tham quan Cần Giờ.
Phối cảnh thiết kế hình cây đước
Tham khảo thông tin phê duyệt thiết kế trên báo Thanh Niên tại https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/da-chot-phuong-an-thiet-ke-cau-can-gio-1057146.html
Trước đó tháng 8/2016, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương, giao Bộ giao thông vận tải rà soát, bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Theo dự án quy hoạch của Thủ đô, trong thời gian tới sẽ có tới 5 cây cầu được khởi công, bắc qua Sông Đuống và Sông Hồng. Trong đó, 4 cây cầu được đầu tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP), 1 cây cầu còn lại theo hình thức Xây dựng – chuyên giao (BT). Cụ thể như sau:
Cầu Tứ Liên: Nối huyện Đông Anh đến quận Tây Hồ, được đầu tư theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.
Cầu Trần Hưng Đạo: Nối quận Long Biên đến quận Hoàn Kiếm với tổng vốn 7.000 tỷ đồng.
Cầu Giang Biên: Nối từ quận Long Biên đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2: Nối quận Long Biên đến quận Hai Bà Trưng.
Với tổng số vốn đầu tư xây dựng lớn, nhà nước đã quyết định chuyển giao cho phía nhà đầu tư thi công dự án. Đổi lại, nhà nước sẽ đối ứng cho các chủ đầu tư quỹ đất với diện tích khoảng 836ha trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên.
Hiện nay, có rất nhiều ông lớn như: Vin Group, Sun Group,….đã đăng ký tham gia đầu tư để đổi lấy quỹ đất trên.
Tuy nhiên hiện nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề triển khai do đó “Lúc nào triển khai khởi công cầu Tứ Liên” vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.