Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:
Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
- Nhà xây mới: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.
- Sửa chữa nhà: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.
Mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (Ảnh minh họa)
– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Kinh tế và mức sống của người dân ngày một tăng. tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta vẫn đang ở mức tương đối. Đưa ra những biện pháp hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là bài toán mà cơ quan chức năng Nhà nước luôn tìm lời giải trong nhiều năm nay. Một trong những phương thức bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân có hoàn cảnh khó khăn là chính sách miễn giảm học phí mà Nhà nước đưa ra.
– Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ – CP đưa ra về những đối tượng miễn giảm học phí .Theo đó, những đối tượng sau sẽ nằm trong diện đối tượng được miễn giảm học phí:
+ Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
+ Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
+ Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
+ Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
+ Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
+ Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định của điều luật trên, học sinh thuộc diện hộ nghèo được Nhà nước miễn giảm học phí. Đây được xem là một trong những phương thức hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoàn cảnh khó khăn. sự hỗ trợ này của Nhà nước giúp học sinh thuộc diện khó khăn có điều kiện được học tập, được đến trường. Điều này, phần nào giảm đi được những khó khăn, giảm bớt áp lực về kinh tế, khuyến khích con em hộ nghèo có điều kiện học tập tốt nhất để có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp trong tương lai. Người ta thường nói, trẻ em là tương lai của đất nước. Việc Nhà nước đưa ra những phương án hỗ trợ phù hợp, kịp thời này góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của thế hệ trẻ. Công dân Việt nam được học tập đầy đủ, điều này đồng nghĩa với việc đất nước Việt Nam cũng ngày một phát triển đi lên.
– Thực tế hiện nay, các chính sách áp dụng miễn giảm học phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn luôn được Nhà nước đẩy mạnh quan tâm. Miễn giảm học phí sẽ giúp các đối tượng khó khăn có cơ hội được học tập và xây dựng tương lai cho mình. Đặc biệt, đối với các cá nhân thuộc diện hộ nghèo, chính sách miễn giảm học phí giúp họ vơi bớt nỗi lo về mặt kinh tế, có nền tảng học tập, có cơ hội phát triển tương lai. Chính sách miễn giảm học phí cho hộ nghèo là cách thức thể hiện tinh thần tương thân tương án, mục đích xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân một cách rõ ràng và sâu sắc nhất.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, cụ thể:
Hộ nghèo là những hộ gia đình đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo đó, ở từng khu vực, tiêu chí xác định hộ nghèo là khác nhau. Cụ thể:
– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Cũng giống hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo khu vực, địa phương. Những đối tượng thuộc hộ cận nghèo cần đảm bảo những tiêu chí nhất định như sau:
– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Có thể thấy, để xác định hộ nghèo, hộ cần nghèo, Nhà nước sẽ căn cứ vào thu nhập của các hộ đó. Đây đều là những hộ có thu nhập sống kém, mức sống thấp. Nhằm đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng này, Nhà nước phải đưa ra những chủ trương xét duyệt hộ nghèo, hộ cần nghèo để có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Điển hình là sự hỗ trợ về việc miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.
Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:
+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.
Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.