Một đêm thứ Sáu, Kwon Tae-hoon nhận được cuộc gọi. “Anh có phải là anh trai của Kwon Dae-hee không?”, người gọi hỏi. “Em trai anh đang ở phòng cấp cứu. Anh có thể đến ngay bây giờ không?”.
Một đêm thứ Sáu, Kwon Tae-hoon nhận được cuộc gọi. “Anh có phải là anh trai của Kwon Dae-hee không?”, người gọi hỏi. “Em trai anh đang ở phòng cấp cứu. Anh có thể đến ngay bây giờ không?”.
Bác sĩ gây mê trong giai đoạn này ngoài việc quyết định phương pháp vô cảm cũng như các thuốc mê sử dụng trong phẫu thuật còn là người theo dõi chức năng sinh tồn của bệnh nhân (mạch, nhịp thở, huyết áp, nhịp tim) , và điều chỉnh cân bằng điện giải giúp bệnh nhân ổn định trong cuộc mổ.
Ở những bệnh viện lớn, bác sĩ gây mê nhận được sự hỗ trợ tối đa của trang thiết bị y khoa hiện đại, tuy nhiên ở những vùng còn thiếu thốn thì công việc theo dõi này phải được thực hiện bằng tay khiến bác sĩ gây mê chịu rất nhiều căng thẳng để bệnh nhân được an toàn và phẫu thuật viên giữ được bình tĩnh trong mổ.
Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng bác sĩ gây mê chỉ đảm nhận vai trò ở trong phòng mổ trước các cuộc phẫu thuật, tuy nhiên nhiệm vụ của bác sĩ gây mê trước phẫu thuật cũng rất quan trọng đặc biệt là đánh giá tiền phẫu.
Mục đích của đánh giá trước phẫu thuật nhằm giúp các bác sĩ phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể tác động bất lợi lên an toàn gây mê. Trong đó, các bác sĩ gây mê cần phải nắm được bệnh sử, tiền sử và các xét nghiệm chẩn đoán của bệnh nhân; giúp bác sĩ gây mê vạch ra kế hoạch cụ thể cho từng ca bệnh, cho từng cuộc phẫu thuật nhằm góp phần đảm bảo thành công của cuộc phẫu thuật. Đánh giá tiền mê còn là cơ hội để bác sĩ gây mê tương tác với bệnh nhân và nói cho họ về kết quả của phẫu thuật cũng như những rủi ro và lợi ích của phương pháp điều trị này mà không gây khủng hoảng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu tầm quan trọng của lựa chọn thích hợp và xử lý những rủi ro. Khám tiền mê được xem như là liều thuốc an thần hiệu quả nhất đối với người bệnh chuẩn bị bước vào phẫu thuật.
Khám tiền mê giúp bác sĩ kiểm tra bệnh nhân có bệnh tật về tim mạch trước khi phẫu thuật để có phương pháp điều trị tốt
Khám tiền mê đôi khi còn giúp bác sĩ gây mê rà soát lại tình trạng bệnh tật đi kèm của bệnh nhân như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch và thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Đây là những yếu tố nguy cơ mà nếu bệnh nhân giấu có thể để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng trên bàn mổ.
Sau khi phẫu thuật Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng tồn dư của thuốc gây mê không
Vai trò của bác sĩ gây mê trong các đơn vị chăm sóc sau gây mê hoặc “phòng hồi tỉnh” thậm chí còn quan trọng hơn vì sau khi hoàn thành phẫu thuật bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng tồn dư của thuốc gây mê. Lúc này bác sĩ gây mê cần phải theo dõi mức độ hoạt động của bệnh nhân, hít thở, tuần hoàn, mức độ tỉnh táo, và mức bão hòa oxy; sự phục hồi vận động, cảm giác sau gây tê tủy sống. Phòng hồi tỉnh là nơi tai biến thường xảy ra nên bệnh nhân được giám sát và theo dõi chặt chẽ nhằm tránh những sai sót không đáng có. Bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến do gây mê – gây tê và do phẫu thuật gây ra trong 24 giờ đầu sau mổ.
Ngoài ra bác sĩ gây mê còn tham gia vào đơn vị điều trị đau không chỉ sau phẫu thuật mà còn là tình trạng đau do các nguyên nhân khác như ung thư, đau do bỏng, đau dây thần kinh do Zona, đau lưng và bệnh thần kinh ở người bị đái tháo đường cũng được các bác sĩ gây mê trực tiếp quản lý và điều trị.
Các BS gây mê – giảm đau tại Vinmec được đào tạo cập nhật liên tục nhằm áp dụng các tiến bộ mới nhất trong y học nhằm đem lại hiệu quả tốt cho NB. Các quy trình kỹ thuật trong gây mê – giảm đau là quy trình chuẩn, thống nhất trong toàn hệ thống; các Bs phối hợp làm việc theo teamwork để đảm bảo an toàn cao nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.