(màu hồng) trong tứ trấn Thăng Long
(màu hồng) trong tứ trấn Thăng Long
Trước là phủ Tam Đới trấn Sơn Tây, đến thời Minh Mạng (1820-1840) đổi là phủ Vĩnh Tường.
Xứ Đoài có 2 di sản văn hóa phi vật thể:
Có 3 vườn quốc gia: Vườn quốc gia Xuân SơnVườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Vì.
Xứ Đoài xưa nổi tiếng với những ngôi đình đẹp. Dân gian miền Bắc có câu: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài" có ý nghĩa ca ngợi xứ Sơn Nam nổi tiếng với những cầu cổ có giá trị như: cầu Đông, cầu Dền ở cố đô Hoa Lư, cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình), cầu ngói chợ Lương (Nam Định); xứ Kinh Bắc nổi tiếng với những ngôi chùa như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Giang); xứ Đoài nổi tiếng với những ngôi đình đẹp như: đình So (Hoài Đức), đình Tề Lễ (Phủ Lâm Thao), đình Mông Phụ, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Hà Tây cũ), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc).
Sông Ngàn Sâu, đoạn qua Vũ Quang
Hà Tĩnh là một tỉnh của Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh2 3 4 .
Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông5 .
Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%6 . Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm6 :
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè7 :
Sông Ngàn Sâu, đoạn qua Vũ Quang, Hà Tĩnh
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác8 .
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực,...9 . Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, kaolin, cát thuỷ tinh, thạch anh10 .
Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, Đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước 600 triệu m³11 .
Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, trong đó có với 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn, 21 phường và 230 xã:12
Vòng xoay ở khu vực đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt gần 1.229.300 người, mật độ dân số đạt 205 người/km²21 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 196.800 người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh22 , dân số sống tại nông thôn đạt 1.032.500 người, chiếm 75%23 . Dân số nam đạt 607.600 người24 , trong khi đó nữ đạt 621.700 người25 . Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 4.8 ‰26 .
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người.13 Ngoài ra, Tỉnh còn có một số dân tộc ít người khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ - Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống13 .
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 8 Tôn giáo khác nhau chiếm 132.961 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 131.972 người, thứ 2 là Phật giáo có 935 người và các tôn giáo khác là Phật giáo Hòa Hảo 7 người, Hồi giáo Việt Nam 6 người, Minh Lý Đạo 4 người, Tin Lành 18 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 1 người, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương 5 người13 .
Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là một trong 15 tỉnh, thành phố có số lượng tín đồ đạo Công giáo đông nhất toàn quốc, hiện nay có 6 giáo hạt, 58 giáo xứ, 231 họ đạo, 3 tu viện thuộc dòng Mến Thánh giá Vinh, ngoài ra còn một số cơ sở, nhóm nữ tu Dòng Mến Thánh giá, Dòng Bác ái. Hiện nay toàn tỉnh có 56 linh mục và hơn 150 nữ tu ở các cơ sở dòng, nhóm nữ tu, có 149.273 giáo dân, chiếm 11,5% dân số, có 131/262 xã, phường, thị trấn có đông giáo dân và có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó 114 vùng giáo toàn tòng.27
Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7.000MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến28 .
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt"[1]. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường. Nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh.
Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế.
Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều.
Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.
Hà Tĩnh là tuyến giao thông huyết mạch, có đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1A đi qua), 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Ngoài ra, tỉnh còn có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan29 . Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn.
Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công Nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì vào khoảng từ năm 700 năm trước công nguyên.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời đại đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ. Vào thời kỳ đồ đá mới, nền văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước. Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng – Văn minh sông Hồng và sông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.
Truyền thuyết kể rằng từ năm 2879 TCN, nhà nước Xích Quỷ của người Việt đã hình thành, cùng thời với truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết dân gian, các nghiên cứu khảo cổ hiện chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy nhà nước này từng tồn tại.
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 8 TCN đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt được khảo cổ học xác nhận trên miền Bắc Việt Nam ngày nay. Theo sử sách, đó là Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận là quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.[1]
Lịch sử Việt Nam thời tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.
Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa), Thung Lang (Ninh Bình) và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo,... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành.
Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thế Canh Tân (Late Pleistocene).
Cách đây 15.000 – 18.000 năm trước, đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công nguyên (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8.000 năm trước đây thì đột ngột dâng cao khoảng 130m (tính từ tâm của kỳ băng hà là khu vực Bắc Mỹ). Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5.500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phúc trong suốt gần 3.000 năm.
Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8.000 năm trước Công nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5.500 năm - 18.000 năm trước.
Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam Á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15.000 năm trước đây. Do đặc trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công nguyên).[2]
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. [cần dẫn nguồn] Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này.
Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.
Theo một số sách cổ sử,[3] các tộc người Việt cổ (Bách Việt) sinh sống ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng nhà nước Xích Quỷ của các tộc người Việt đã được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay).
Hiện không có chứng cứ khảo cổ để khẳng định sự tồn tại của nước Xích Quỷ, nó chỉ mang tính huyền thoại giống như thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa. Nếu thực sự tồn tại một liên minh của các bộ tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) trong thời kỳ này thì có thể nói đây chỉ là một kiểu liên minh các bộ tộc lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam,[4]... Các nhóm tộc Việt này có nhiều điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và địa bàn cư trú, quan hệ giữa các tộc này chủ yếu là trao đổi buôn bán chứ không có một nhà nước thống nhất.
Đến thời Xuân Thu–Chiến Quốc (thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ III TCN), do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền Bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tị nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng, lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.[5]
Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của liên minh của các tộc người Việt; từ thế kỷ VIII TCN trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như: Nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,... Các bộ tộc này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế Hán khoảng thế kỷ I TCN, tất cả các nhà nước Việt đều bị thôn tính.[6]
Đến thế kỷ 8 TCN, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt dần được hình thành khắp vùng phía Nam sông Dương Tử.[6]
Các tài liệu nghiên cứu hiện đại[7] cũng như các bằng chứng khảo cổ học[8] phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ VII TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN – 682 TCN) ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại ở khu vực mà ngày nay là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ba tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh. Nhà nước này có thể đã giao lưu buôn bán với các bộ tộc Việt khác, có thể là cả với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay.
Bộ máy nhà nước Văn Lang đã bước đầu phỏng theo thể chế quân chủ. Ở trung ương do vua Hùng đứng đầu, có các Lạc hầu và Lạc tướng giúp việc. Ở địa phương chia thành 15 bộ (là 15 bộ lạc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trước khi nhà nước ra đời) do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.
Đến thế kỷ III TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt – một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía Bắc Văn Lang, đã đánh bại Hùng Vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc. Nhà nước liên minh Âu Việt – Lạc Việt đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà nước định đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên tướng cũ của nhà Tần) thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN).