Làm thêm tiếng Hàn là 아르바이트 /aleubaiteu/, là một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức khác.
Làm thêm tiếng Hàn là 아르바이트 /aleubaiteu/, là một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức khác.
Đúng giờ là phép lịch sự tối thiểu ở mọi hoàn cảnh. Trong tuyển dụng, điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với phía công ty. Kinh nghiệm đi phỏng vấn không bao giờ trễ là trừ hao thời gian di chuyển để có mặt trước 30 phút. Tốt nhất bạn không nên tranh thủ sắp xếp thêm công việc nào khác trước thời gian phỏng vấn để tránh trường hợp công việc bị “delay”.
Các yếu tố có thể khiến bạn lúng túng trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc có thể kể đến sự cố về trang phục, giao thông hay thiếu hồ sơ. Vì thế, hãy luôn nghĩ sẵn phương án thay thế cho mọi tình huống này.
Lợi thế của sinh viên chính là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Vậy thật đáng tiếc nếu bạn không tận dụng và thể hiện nó ngay trong lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc. Cùng với đó, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc với lĩnh vực mình đang theo đuổi. Điều này thể hiện qua tác phong chuyên nghiệp, sự chuẩn bị chu đáo, thái độ khiêm nhường, từ tốn khi trả lời câu hỏi phỏng vấn cùng những hiểu biết của bạn về doanh nghiệp và công việc sắp tới.
Đây là kỹ năng cơ bản mà nhiều ứng viên chưa biết trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc. Cũng có bạn lại quá bận tâm liệu mình đã trả lời câu hỏi phỏng vấn đủ tốt hay chưa mà quên nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng và chào tạm biệt sau khi kết thúc phiên phỏng vấn. Như thế cũng là một điều tối kỵ nên tránh nhé!
Đặc biệt với sinh viên mới ra trường, việc chăm chỉ luyện tập chính là chìa khóa thành công. Bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm thông qua việc chuẩn bị cho 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp sau đây:
Việc nắm bắt những thông tin này sẽ giúp bạn “chinh chiến” tốt hơn dù trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc, ví dụ:
Điều này sẽ giúp bạn tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng dễ dàng hơn và có cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm thông minh, khôn khéo.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ thể hiện bạn là người chủ động và có thái độ nghiêm túc, thực sự quan tâm đến vị trí này.
Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu là chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi liên quan đến vị trí việc làm mà tin đăng tuyển không có, ví dụ như:
Một trong những mục đích quan trọng của vòng này là xác thực hồ sơ xin việc của bạn. Ngoài việc yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, nhà tuyển dụng có thể đề nghị bạn cung cấp các chứng chỉ, giấy chứng nhận, bằng cấp hoặc thậm chí mô hình sản phẩm mà bạn đã nêu trong CV.
Vậy thì, đi phỏng vấn cần mang theo gì?
Có thể bạn đang thắc mắc sự tự tin thì làm sao chuẩn bị? Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn “vàng" là bạn nên luyện tập trước gương về cách đi đứng, di chuyển, kiểm soát cử chỉ, hành động, mỉm cười, v.v.. Quan trọng nhất là tập dượt cách trả lời phỏng vấn cho các câu hỏi thường gặp với lối diễn đạt rành mạch, phong thái bình tĩnh, và nói chuyện rõ ràng.
Mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm bạn sẽ đóng góp gì cho doanh nghiệp. Dù bạn thiếu kinh nghiệm làm việc, song các kỹ năng nghề nghiệp nổi bật và chứng chỉ bồi dưỡng liên quan là yếu tố then chốt chứng minh bạn sẽ mang nhiều giá trị cho công ty. Do đó, hãy tập trung làm nổi bật chúng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn trong lần đầu đi xin việc nhé!
Vận dụng body language sao cho hiệu quả là thử thách lớn cho những ai lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc. Bạn nên tránh biểu cảm gương mặt quá đà, không giao tiếp bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng hoặc quơ tay thiếu kiểm soát.
Đây là một kinh nghiệm đi phỏng vấn đắt giá giúp bạn “săn job” thành công ngay từ lần đầu tiên. Để đỡ quên, bạn hãy soạn sẵn email, sau đó điều chỉnh nội dung cần thiết và gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn ngay nhé!
Trên đây là những kinh nghiệm tưởng khó nhưng cực đơn giản và hiệu quả cho lần đầu đi phỏng vấn xin việc của các "newbie". Để có được tâm thế tốt nhất khi trả lời phỏng vấn và nói chuyện với nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về kỹ năng phỏng vấn - xin việc trên Cake nhé!
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với hồ sơ xin việc chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Lana Nguyen ---
Buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên là bước ngoặt quan trọng trong hành trình sự nghiệp của bạn. Đây không chỉ là cuộc gặp gỡ với nhà tuyển dụng mà còn là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, chứng minh năng lực và tìm kiếm một công việc phù hợp. Một buổi phỏng vấn thành công có thể mở ra cánh cửa đến những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời dành cho bạn.
Để tạo ấn tượng tích cực và tăng cơ hội thành công khi tìm việc làm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM... bạn cần đặt sự chuẩn bị lên hàng đầu.
Tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển
Một buổi phỏng vấn thành công không chỉ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của bạn mà còn ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ về công ty, hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp và những dự án mà họ đang thực hiện... Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những câu trả lời thông minh và thuyết phục, đồng thời thể hiện sự quan tâm chân thành đến công việc.
Hồ sơ của bạn được coi là “tấm vé thông hành” mang bạn đến gần hơn với công việc mơ ước. Hãy biến nó trở thành một “tác phẩm nghệ thuật” thật sự ấn tượng. Đảm bảo hồ sơ của bạn hoàn chỉnh với CV được cập nhật thường xuyên (lưu ý nên chọn lọc những kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển để đưa vào CV), các bằng cấp chứng chỉ được sắp xếp khoa học và nếu có thể, hãy kèm theo những sản phẩm, dự án bạn đã thực hiện để chứng minh năng lực của mình. Hãy nhớ rằng hồ sơ của bạn không chỉ là một tập giấy, mà còn là câu chuyện về những gì bạn đã làm được và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty.
Mỗi công ty đều có văn hóa riêng và trang phục của bạn nên phản ánh sự hiểu biết và tôn trọng đối với văn hóa đó. Hãy tìm hiểu trước về môi trường làm việc của công ty và chọn trang phục phù hợp. Ví dụ, nếu công ty có môi trường làm việc trẻ trung và năng động, bạn có thể chọn những trang phục có phần thoải mái hơn một chút. Ngược lại, nếu công ty có môi trường làm việc truyền thống, hãy chọn những trang phục lịch sự và trang trọng hơn.
Buổi phỏng vấn không chỉ là một cuộc kiểm tra kiến thức mà còn là cơ hội để bạn tỏa sáng. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để có một tinh thần thật thoải mái và tự tin. Ngủ đủ giấc, ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Hãy nhớ, sự tự tin là chìa khóa để bạn chinh phục mọi thử thách. Bên cạnh đó, hãy thể hiện sự nhiệt huyết và đam mê của mình với công việc, chắc chắn bạn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà tuyển dụng.
Đừng để thời gian chờ đợi làm bạn lo lắng. Hãy đến sớm khoảng 10-15 phút để chuẩn bị tinh thần và tạo ấn tượng ban đầu chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.
Khi bước vào phòng phỏng vấn xin việc, một nụ cười và cái bắt tay chắc chắn sẽ mở đầu buổi phỏng vấn một cách suôn sẻ. Hãy giới thiệu bản thân một cách tự tin và thể hiện sự nhiệt tình của bạn ngay từ những giây phút đầu.
Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm
Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên tập trung để lắng nghe thật kỹ các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa hiểu hay không chắc chắn về câu hỏi, đừng ngại hỏi lại với nhà tuyển dụng. Trước khi trả lời, hãy dành vài giây để suy nghĩ. Điều này không chỉ giúp bạn đưa ra những câu trả lời mạch lạc và trúng trọng tâm câu hỏi, mà còn thể hiện sự chín chắn và cẩn thận của bạn trong việc xử lý thông tin.
Ngôn ngữ cơ thể có thể nói lên rất nhiều điều. Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, ngồi thẳng lưng và giữ một tư thế tự tin để thể hiện sự chuyên nghiệp và sự quan tâm của bạn đến cuộc phỏng vấn.
Những câu hỏi thông minh sẽ chứng tỏ bạn là một ứng viên thực sự quan tâm đến công việc và công ty. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng để thể hiện sự nhiệt tình của bạn.
Kết thúc buổi phỏng vấn với một lời cảm ơn chân thành là cách để khép lại buổi phỏng vấn một cách chuyên nghiệp. Đừng quên nhắc lại sự quan tâm của bạn đến vị trí và bày tỏ mong muốn được hợp tác với công ty nhé. Điều này có thể sẽ để lại ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.
Buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên có thể là thử thách nhưng cũng là cơ hội lớn để bạn thể hiện bản thân và khởi đầu cho sự nghiệp mơ ước. Bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi phỏng vấn đến khi bước vào cuộc gặp gỡ, bạn không chỉ nâng cao sự tự tin mà còn tăng cơ hội thành công của mình. Hãy nhớ rằng, mỗi chi tiết nhỏ từ trang phục, hồ sơ, cho đến cách bạn lắng nghe và đặt câu hỏi đều góp phần tạo nên ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc bạn may mắn và thành công trong hành trình sự nghiệp của mình!
Lúc đến văn phòng, mình được phỏng vấn ngắn tầm 10 phút. Sau đó di chuyển tới ngồi cạnh một chị gái ở gần cửa, làm quen với kịch bản sale về ''máy phát hiện bắt tốc độ'', trong khi mình ứng tuyển vị trí content, nhưng thui lần đầu mà, làm gì chả đượcVề đến nhà, nhanh nhảu khỏe với anh hàng xóm, nay em là người có nghiệp rồi nhé, hết thất nghiệp, em làm sale á.
Vòng phỏng vấn là bước cuối cùng quyết định ứng viên có “săn job” thành công hay không. Qua cách trả lời phỏng vấn của ứng viên, nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực và cá tính của họ để quyết định xem ai là người doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Cũng chính vì mức độ quan trọng của vòng này, nhiều ứng viên lần đầu đi phỏng vấn xin việc lo lắng đến “mất ăn mất ngủ”. Có thể bạn đang lo sợ mình không trả lời tốt, hoặc băn khoăn làm cách nào để thể hiện bản thân cho ấn tượng. Cũng có bạn lại không biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Thấu hiểu những lo lắng ấy của bạn, bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị chu toàn nhất và tự tin trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc.