TRANG THÔNG TIN HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH © 2022
TRANG THÔNG TIN HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH © 2022
Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể Hiệp hội thực hiện theo quy định của pháp luật Nhà nước về tổ chức và quản lý Hội, theo Nghị quyết Đại hội và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
1. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký do Ban chấp hành bầu ra. Số lượng ủy viên Ban thường vụ do Ban chấp hành quyết định nhưng không qúa 1/3 số lượng ủy viên Ban chấp hành. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, trực tiếp lãnh đạo điều hành Văn phòng và các đơn vị trực thuộc.
2. Ban thường vụ họp định kỳ 3 tháng/lần và họp bất thường khi cần thiết do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập, chủ trì. Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ tham dự. Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. (Trong trường hợp các ý kiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội)
– Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành.
– Tổ chức, triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành.
– Chuận bị nội dung và quyết định triệu tập các cuộc họp của Ban chấp hành.
– Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội theo Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
– Quyết định gia nhập các tổ chức theo quy định của pháp luật
– Quyết định cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của nhà nước.
– Quyết định công nhận kết nạp hội viên và chấm dứt tư cách hội viên.
– Quyết định các vấn đề về thi đua khen thưởng và kỷ luật theo quyền hạn của Hiệp hội.
– Quyết định Logo của Hiệp hội và cấp thẻ hội viên theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, đơn vị trực thuộc, hội viên có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và phát triển Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng hoặc được Hiệp hội đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Hội viên để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trái pháp luật; vi phạm Điều lệ Hiệp hội; làm ảnh hưởng uy tín và quyền lợi của Hiệp hội; bỏ sinh hoạt nhiều lần; không đóng quỹ Hội đầy đủ và đúng kỳ hạn; tùy theo mức độ sai phạm sẽ chịu các hình thức kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến xóa bỏ tư cách hội viên. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.:
1. Các tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 7 tự nguyện gia nhập Hiệp hội, đóng phí và hội phí theo quy định, đều được công nhận là hội viên của Hiệp hội.
2. Các tổ chức, cá nhân gia nhập Hiệp hội phải có hồ sơ đăng ký xin gia nhập Hiệp hội.
3. Hồ sơ xin gia nhập Hiệp hội gồm:
– Đơn xin gia nhập Hiệp hội (theo mẫu)
– Bản phô tô Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh
– Bản phô tô Giấy chứng minh thư nhân dân.
– Giới thiệu tóm tắt của tổ chức, doanh nghiệp.
– 02 ảnh 4 x6 để làm thẻ hội viên
4. Khi nhận được hồ sơ đăng ký gia nhập Hiệp hội, Ban thường trực Hiệp hội xét và quyết định công nhận hội viên.
5. Hội viên mới phải nộp hội phí trong vòng 15 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận.
6. Sau khi hội viên mới được kết nạp, ban chấp hành thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả hội viên trong toàn Hiệp hội biết.
ĐIỂM ĐẾN TIN CẬY CHO NÔNG SẢN VIỆT – RELIABLE DESTINATION FOR VIETNAMESE AGRICULTURE
FOUNDER & CEO : Ông Nguyễn Xuân Việt
II – Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Bắc Giang
IV – Thị trường xuất khẩu : Các nước Hàn Quốc, Nga, EU, KOREA, RUSSIA, EUROPE
V – Dây chuyền sản xuất và công nghệ :
Quy trình sản xuất công nghệ cao, chuối sản xuất khép kín
Buồng cấp đông hệ thống lạnh IQF siêu tốc
Dây chuyền xử lý sở chế nguyên liệu
Hệ thống rửa sạch, chân sôi tự động
Đội ngũ nhân sự kỹ thuật, tay nghề cao
Chứng nhận VSATP trong chế biến
1. Tổ chức chỉ đạo triển khai Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội đề ra.
2. Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội; thông qua chương trình, nội dung, tài liệu, nhân sự trình Đại hội.
3. Bầu Ban thường trực Hiệp hội, số lượng ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội do Ban chấp hành quyết định.
4. Chuẩn y các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký do Ban thường vụ Hiệp hội trình.
5. Bầu bổ sung hoặc bãi miễn ủy viên Ban chấp hành, Ban thường vụ và ủy viên Ban kiểm tra của Hiệp hội.
6. Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội; Quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các Quy định nội bộ Hiệp hội phù hợp với Quy định của Điều lệ Hiệp hội, quy định của pháp luật.
7. Quyết định chiến lược, chương trình hoạt động của Hiệp hội. Hàng năm, tổ chức tổng kết hoạt động của Hiệp hội và xây dựng phương hướng hoạt động năm tiếp theo. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Hiệp hội.
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các hội viên theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các hoạt động trợ giúp cho các doanh nghiệp, hội viên phát triển sản xuất kinh doanh. Làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, hội viên với các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho hội viên, doanh nghiệp chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong quan hệ về kinh tế – xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên. Động viên giúp đỡ hội viên, tạo mối liên kết hợp tác, thiết lập quan hệ trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh.
4. Là đầu mối quan hệ với các cấp chính quyền và các tổ chức khác, thực hiện chính sách xã hội có liên quan đến hội viên. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế trong Hiệp hội. Tổng hợp ý kiến của hội viên để phản ánh, đề đạt những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên khi bị xâm hại.
5. Tổ chức trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh như: Hội thảo rút kinh nghiệm, học tập, thông tin kinh tế, thị trường… theo quy định của Pháp luật
6. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của Pháp luật.
7. Thực hiện những hoạt động khác khi hội viên yêu cầu nhưng không trái với quy định của Pháp luật.
1. Hội viên chính thức: Là các Doanh nghiệp; các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại tỉnh Hòa Bình; không phân biệt thành phần kinh tế, tán thành Điều lệ, tự nguyện làm đơn xin ra nhập Hiệp hội, đóng phí ra nhập và hội phí đều trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Hội viên danh dự: Các cá nhân, những nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chức có công đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Hiệp hội.
3. Hội viên liên kết: Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn làm Hội viên chính thức; có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ và tự nguyện làm đơn tham gia được Ban thường vụ Hiệp hội công nhận là Hội viên liên kết.
4. Tất cả hội viên chính thức, hội viên danh dự, hội viên liên kết đều được cấp thẻ và giấy chứng nhận hội viên Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình