Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.
TSL là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu 3PL và 4PL uy tín hàng đầu hiện nay. Chúng tôi cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho các cá nhân/công ty/doanh nghiệp, bao gồm: dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, vận chuyển quốc tế, dịch vụ khai hải quan,…
Với sứ mệnh kết nối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ các đối tác tốt nhất trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động bằng sự tận tâm và chú trọng vào hiệu quả, TSL đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành logistics, trở thành đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp, công ty trong nước và quốc tế.
Với những thông tin nêu trên, hi vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất về các mô hình dịch vụ logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một công ty cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu toàn diện, chuyên nghiệp và nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với TSL để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!
1PL là hình thức dịch vụ mà những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả nhân lực để thực hiện các hoạt động logistics.
1PL có sự khác biệt rõ rệt với các loại hình Logistics còn lại bởi đặc trưng mang tính tự cấp dịch vụ logistics mà không cần đến một bên cung cấp dịch vụ logistics khác. Vì vậy, ở hình thức 1PL, người sở hữu hàng hóa sẽ tự đầu tư phương tiện vận tải, nguồn nhân lực và các công cụ hỗ trợ khác đế đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty.
Đa số hình thức 1PL được áp dụng với những hàng hóa có kích thước không quá lớn, dễ vận chuyển và phạm vi vận chuyển hẹp, chủ yếu là nội bộ hoặc trong nước. Cũng có một số trường hợp, đó có thể là công ty rất lớn có khả năng tự thiết kế và điều hành hoạt động logistics. Tuy vậy, với những doanh nghiệp không có quy mô cũng như không có đủ kinh nghiệm, trình độ, chất lượng nhân lực thì hình thức 1PL sẽ gây ra nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả lại dễ gây ra nhiều rủi ro và tốn kém chi phí.
»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương tác trực tiếp với giảng viên chuyên gia xuất nhập khẩu trên 15 năm kinh nghiệm
Công ty Logistics 4PL là công ty đóng vai trò hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics toàn diện.
Như vậy, 4PL được phát triển trên nền tảng 3PL, nhưng bao gồm các hoạt động rộng hơn và mang tính trách nhiệm cao như các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
Hình thức 4PL ảnh hưởng không chỉ đến hệ thống logistics mà còn là toàn bộ chuỗi cung ứng của khác hàng. Các công ty Logistics cung cấp dịch vụ 4PL thường là công ty liên doanh và có hợp đồng hợp tác dài hạn, mang tính tầm nhìn chiến lược lâu dàu. Những công ty đó đóng vai trò như cầu nối giữa khách hàng với nhà cung ứng và nhà phân phố, từ đó giúp chuỗi cung ứng được phát triển phù hợp với tầm nhìn chung của công ty khách hàng.
Nhìn chung, mọi yếu tố ngõ ngách trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được 4PL quản lí. 4PL đảm nhận các hoạt động mang tính chiến lược và quản lí chuyên sâu, tập trung vào đưa ra giải pháp, cải thiện quy trình và vận hành toàn bộ hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. dạy kế toán
Đặc biệt, vì 4PL được phát triển trên nền tảng 3PL nên nó đảm trách và quản lí toàn bộ các chức năng của 3PL, đồng thời tham gia quản lí một hoặc nhiều công ty 3PL khác để cung cấp toàn bộ các chức năng Logistics được thuê ngoài. Chúng ta có thể thấy rằng 4PL mang đặc trưng rõ nét hơn so với 3PL đó là tính giá trị cốt lõi, mang tầm chiến lược, có ảnh hưởng lâu dài đến mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty, nó không chỉ là nhằm mục đích cắt giảm chi phí như dịch vụ 3PL.
Chính vì vậy, 4PL được mệnh danh là Những Nhà Cung cấp Dịch vụ Logistics dẫn đầu (Lead Logistics Providers).
Có lẽ ít bạn nào biết đến dịch vụ 5PL bởi nó mới phát triển trên nền tảng thương mại điện tử một vài năm gần đây.
5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. Chìa khoá thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.
XNK Lê Ánh tổng kết lại đặc trưng của 5 loại hình dịch vụ Logistics như sau:
1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình.
2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics, thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay đường hàng không đảm nhận dịch vụ này.
3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”, được quản lí chặt chẽ theo hệ thống và mang giá trị cốt lõi, tầm chiến lược, hợp tác lâu bền.
5pL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử
Hy vọng những chia sẻ của Xuất nhập khẩu Lê Ánh về 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng trong thực tế công vieexjv.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hiện nay, sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế đòi hỏi dịch vụ logistics ngày càng chuyên nghiệp, vì vậy dịch vụ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics cần được chúng ta hiểu sâu sắc về bản chất để từ đó biết được về các loại hình dịch vụ logistics. Vậy cụ thể 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là gì và làm sao phân biệt được các loại hình dịch vụ này?. Để giúp các bạn có góc nhìn “đơn giản” về các mô hình dịch vụ Logistics, mời bạn đọc qua bài viết tóm tắt các đặc điểm chính của từng loại nhé bên dưới nhé:
1. 1PL (First-Party Logistics)
Là một công ty sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa tự quản lý và điều hành quá trình vận chuyển và kho bãi của chính mình. Các hoạt động logistics của công ty này được thực hiện bởi những người làm việc trong công ty đó, chẳng hạn như tài xế và nhân viên kho bãi. Các công ty này thường tập trung vào sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa và không chuyên về logistics.
2. 2PL (Second-Party Logistics)
2PL là một công ty vận chuyển bên thứ hai, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các công ty sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa. Các công ty 2PL thường sử dụng các phương tiện vận chuyển của chính mình hoặc thuê từ các bên thứ ba để thực hiện các hoạt động vận chuyển và quản lý kho bãi. Các công ty 2PL thường chỉ cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản, chẳng hạn như vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.
3. 3PL (Third-Party Logistics)
Đây là một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba, chuyên về vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa cho khách hàng. 3PL không sở hữu các phương tiện vận chuyển hay kho lưu trữ hàng hóa, thay vào đó, họ tập trung vào cung cấp dịch vụ logistics cho các công ty khác. Các dịch vụ của 3PL bao gồm vận chuyển hàng hóa, quản lý kho, đóng gói và đóng thùng hàng, và các dịch vụ khác.
Ví dụ một vài 3PLs: CJ Gemadept Logistics, Transimex Saigon, Sotrans, Damco Vietnam, TBS Logistics, Indo Tran Logistics…
4. 4PL (Fourth-Party Logistics)
Đây là một nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn diện, được quản lý bởi một bên thứ tư. 4PL có thể được xem là một trung gian giữa khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác như 3PL. 4PL cung cấp các giải pháp logistics toàn diện cho khách hàng, bao gồm thiết kế mạng lưới vận chuyển, quản lý quá trình logistics và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa hiệu quả.
Ví dụ một vài 4PLs: Accenture, DHL Supply Chain Solutions, UPS Supply Chain Solutions, XPO Logistics…..
5. 5PL (Fifth-Party Logistics)
Đây là một khái niệm mới hơn và ít được sử dụng hơn 3PL và 4PL. 5PL là một nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các giải pháp logistics đa cấp cho khách hàng. Nó không chỉ quản lý các quá trình logistics truyền thống như vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, mà còn đưa ra các giải pháp đột phá về kỹ thuật số, thông minh nhân tạo, blockchain và các công nghệ khác để tối ưu hóa quá trình logistics và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Ví dụ một vài 5PLs: Accenture, Deloitte, IBM, KPMG, PwC, DHL….
Đúng vậy, quy mô và nhu cầu của từng doanh nghiệp sẽ quyết định việc lựa chọn dịch vụ logistics phù hợp nhất cho họ. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định này sẽ phải cân nhắc giữa chi phí và chất lượng của chuỗi cung ứng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, dịch vụ 5PL được dự đoán sẽ trở thành một xu hướng thuê ngoài được ưa chuộng trong tương lai. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, dịch vụ 5PL có thể giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn, từ việc thu thập thông tin đến phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp tối ưu.
Trong ngành logistics, 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là các thuật ngữ được sử dụng phổ biến để miêu tả các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Mỗi loại hình dịch vụ sẽ đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng trong chuỗi logistics. Vậy nên các cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cần phân biệt được các loại hình PL để chọn được đối tác phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của mình.